[Việt Nam] Hà Hương Phong Nguyệt (1912)

 
Chưa có đánh giá nào cho truyện này

Đô Thị

44 chương | Hoàn thành

Đây là phiên bản tối ưu cho mobile. Chương mới nhất có thể cập nhật chậm hơn so với

Giới thiệu

"Hà Hương phong nguyệt" là tiểu thuyết đầu tay của Lê Hoằng Mưu, một tác giả có sách “bán chạy như tôm tươi giữa chợ buổi sớm”, đồng thời, cũng được coi là tiểu thuyết chữ Quốc ngữ đầu tiên ở Nam Bộ. "Hà Hương phong nguyệt" cũng khắc hoạ một kiểu nhân vật chưa từng có trong truyền thống của văn học Việt lúc bấy giờ: kiểu nhân vật biểu tượng cho sự cám dỗ sắc dục. Hiện thực được phản ánh trong "Hà Hương phong nguyệt" khá rộng lớn, có thể coi như một hình ảnh rút gọn của xã hội Nam Bộ trước Thế chiến thứ nhất. Trong tác phẩm có các gia đình giàu lẫn những gia cảnh nghèo; có cảnh Sài Gòn đô hội phồn hoa bên cạnh cảnh nghèo hèn thôn dã; có cảnh tòa xử án, trạng sư biện hộ... Số lượng và kết cấu nhân vật trong tác phẩm cũng rất đông đảo, da dạng, từ thường dân cho đến quan chức. Có nàng Hà Hương xinh đẹp, buông thả bên cạnh một Nguyệt Ba đẹp người, đẹp nết. Có Nghĩa Hữu đam mê sắc dục, ích kỷ bên cạnh một Ái Nghĩa chung tình. Có cả người nước ngoài như khách trú người Hoa, anh Bảy Chà Và người gốc Ấn, những trạng sư người Pháp... "Hà Hương phong nguyệt" từng bị lên án mạnh mẽ bởi diễn ngôn tính dục mới mẻ của tác phẩm này. Tiểu thuyết này quá mới mẻ trong thời điểm ảnh hưởng của văn minh phương Tây vẫn chưa thật sự lấn át được những quan niệm khắt khe của Nho giáo về tình yêu nam nữ. Tình yêu cá nhân mang tính nhục thể và dục vọng thầm kín của con người vẫn là những điều khá xa lạ đối với những quan niệm truyền thống đương thời mặc dù ngòi bút của nhà văn khá uyển chuyển. Đã có một cuộc bút chiến dữ dội xung quanh tác phẩm này. Nhiều nhà văn, nhà báo đã phê phán kịch liệt tác phẩm này với tác giả của nó. Trước áp lực của dư luận, cuối cùng "Hà Hương phong nguyệt" đã bị chính quyền thuộc địa ra lệnh tịch thu và tiêu hủy.

Tác giả

Lê Hoằng Mưu

Lê Hoằng Mưu (1879-1941) có sách ghi là Lê Hoàng Mưu, bút hiệu Mộng Huê Lầu (đảo các mẫu tự họ tên), là nhà văn, nhà báo Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ 20. Cuốn tiểu thuyết đầu tay và cũng là cuốn gây nhiều tai tiếng nhất cho Lê Hoằng Mưu là tác phẩm Hà Hương phong nguyệt. Độc giả khen ngợi, bênh vực ông cũng nhiều và người đả kích, phê phán cũng không ít. Truyện bắt đầu được đăng trên báo Nông Cổ Mín Đàm từ ngày 20 tháng 7 năm 1912 với nhan đề Truyện nàng Hà Hương, đến năm 1915 tác phẩm này được nhà in J. Viết xuất bản với tên là Hà Hương phong nguyệt. Truyện kể chuyện của Nghĩa Hữu, một thanh niên con nhà giàu có ăn chơi lêu lỏng. Nghĩa Hữu cưới Hà Hương, một cô gái con nhà giàu, có nhan sắc nhưng tính nết xấu xa, vì thế chẳng bao lâu hai người đường ai nấy đi. Nghĩa Hữu lấy vợ sau là Nguyệt Ba, một cô gái nhà nghèo nhưng đẹp người đẹp nết. Hà Hương sau một thời gian ăn chơi chán chê lại dụ dổ Nghĩa Hữu trở lại với mình. Do ngòi bút có phần táo bạo khi miêu tả những cảnh ăn chơi trác táng, ông đã bị kết án là xúc phạm thuần phong mỹ tục. Công Luận báo thời đó đã gọi ông là “đứa tội nhơn lớn nhứt của An Nam”. Đã có những cuộc bút chiến xảy ra quanh tác phẩm này và cuối cùng chính quyền thuộc địa đã ra lệnh tịch thu và tiêu huỷ tác phẩm. Hơn mười năm sau khi Hà Hương phong nguyệt ra đời, Lê Hoằng Mưu có nói về lý do viết Hà Hương phong nguyệt và nguyên nhân của những cuộc bút chiến này: “Dòm thấy trong xứ cứ ôm truyện Tàu mà dịch mãi, chưa thấy ai viết bộ tiểu thuyết nào cả. Tưởng rằng dầu hay dầu dở cũng của mình. Tôi khởi đầu viết bộ Hà Hương phong nguyệt. Hay dở tự người xem, tôi mô dám biết. Viết ra từ mười năm không ai nói chi. Sau này trong phe viết báo lắm kẻ người ưa đọc sanh lòng ganh gổ, kích bác; mà không nói hay dở gì, chỉ thích điều lả lơi phong nguyệt. Tôi mĩm cười! Cười mấy ông này mắt mang kiếng đen, chưa hề có xem phong nguyệt của người các nước, còn lả lơi quá mười của tôi. Tôi thầm nghĩ nếu phong hóa vì tiểu thuyết tình tự lả lơi mà ra thì phong hóa các nước suy đồi biết mấy. Thoảng lại phong hóa nhà Nam suy đồi từ chưa có bộ Hà Hương phong nguyệt”. Ngoài Hà Hương phong nguyệt, ông còn có các tiểu thuyết Ba gái cầu chồng (1915), Tô Huệ Nhi ngoại sử (1920), Oán hồng quần tức Phùng Kim Huê ngoại sử (1920), Oan kia theo mãi tức Ba mươi hai đêm Hồ Cảnh Tiên tự thuật (1922), Đầu tóc mượn (1926), Đỗ Triệu kỳ duyện (1928), Đêm rốt của người tội tử hình (1929), Người bán ngọc (1931).

Tải app TTV để sử dụng đầy đủ chức năng