[Việt Nam] Lũy Hoa

 
5/5 từ 1 lượt

Lịch Sử

3 chương | Hoàn thành

Đây là phiên bản tối ưu cho mobile. Chương mới nhất có thể cập nhật chậm hơn so với

Giới thiệu

Lũy Hoa cho ta chứng kiến cuộc chiến diễn ra trong suốt 60 ngày đêm, cho đến khi Trung đoàn Thủ đô rút ra khỏi Hà Nội, để cùng toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ, theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch; cùng với một khúc vĩ thanh đậm in dấu ấn lãng mạn 7 năm sau đoàn quân chiến thắng trở về, trên những phố xưa. Nếu có một biểu tượng gây ấn tượng nhất trong Lũy Hoa, đó trước hết là những lỗ tường, thông từ nhà nọ sang nhà kia; chỉ cần chui qua các lỗ tường, là được biết gần như toàn bộ chân dung sinh hoạt và chân dung tinh thần của người Hà Nội. Những lỗ tường làm gắn nối ý chí chiến đấu cũng đồng thời xoá bỏ ngăn cách, phân biệt giữa các tầng lớp cư dân, khi cuộc sống bình thường bỗng chuyển sang những giờ phút căng thẳng, đầy kịch biến Và sau các lỗ tường là những chướng ngại vật, chất cao trên khắp các đường phố, gồm những cột điện, tủ, bàn, giường, ghế, xe ba gác, xe bò, xích lô, cùng với tất cả những gì có trong mỗi căn nhà, sau mỗi biển hiệu, mà người dân không thể mang theo, và cũng không muốn để cho địch sử dụng... Việc đặc tả hai biểu tượng này quả đã đem lại cho Lũy Hoa những trang hay; ai không sống, không chứng kiến với tất cả xót xa, thương quý và tự hào về Hà Nội, khó viết được những trang như thế.

Tác giả

Nguyễn Huy Tưởng

Nguyễn Huy Tưởng sinh năm 1912, mất năm 1960, tính đến nay hơn 100 năm sinh và 50 năm mất; thế nhưng những vấn đề về ông, về con người và tác phẩm của ông thì vẫn còn đó. Ông ra đi để lại một di sản văn học không nhỏ với nhiều thể loại: tiểu thuyết, kịch, truyện lịch sử, truyện thiếu nhi, nhật ký (được xuất bản sau khi tác giả qua đời...) Phong Lê có viết "...Nguyễn Huy Tưởng không có được nhiều năm cầm bút. Ông cũng không có may mắn được chứng kiến tất cả các tác phẩm của mình ra đời, kể cả Sống mãi với Thủ đô, cuốn tiểu thuyết lớn cuối cùng của đời ông. Đã có một thực tế, suốt một thời gian không phải ngắn sau khi nhà văn qua đời, sự nghiệp của ông được nhìn nhận như là đã khép lại, để lại sự tiếc nuối về một tài năng chưa được thỏa chí bình sinh..." Rất may, mọi sự đã thay đổi! Với quãng lùi hơn nửa thế kỷ kể từ khi Nguyễn Huy Tưởng qua đời, trải qua không ít thăng trầm của lịch sử đất nước, trong đó có lịch sử văn học nước nhà, giờ đây có thể nói Nguyễn Huy Tưởng là một trong số nhà văn gây được mối quan tâm bền bỉ, sâu lắng của không chỉ bạn đọc mà cả các giới chuyên môn, về cả hai phương diện con người và tác phẩm. Về phần mình, sự nghiệp của ông, cũng về cả hai phương diện, văn học và cách mạng, nghệ sĩ và công dân, ngày càng tỏ ra có ý nghĩa thời sự và cập nhật với hôm nay...."

Truyện cùng tác giả Xem thêm
Tải app TTV để sử dụng đầy đủ chức năng